CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KHÔI NGUYÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA KHÔI NGUYÊN

Chi tiết bài viết

Áp lực thuế đè nặng doanh nghiệp nhựa

Hiện cả nước có khoảng 3.000 DN hoạt động trong ngành nhựa với hơn 1 triệu lao động, nhưng phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu với trị giá khoảng 6-7 tỷ USD/năm, tương ứng 4 triệu tấn hạt nhựa/năm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa VN (VPA) năng lực cung ứng nguyên liệu nhựa PP trong nước mới chỉ đáp ứng được 100.000 – 150.000 tấn/năm, trong khi, nhu cầu sử dụng lên đến 1,2 triệu tấn/năm.
ddt-copy

DN nội lo vì nguyên liệu chủ yếu vẫn là nhập khẩu

Như vậy, với khoảng 3.000 DN nhựa đang hoạt động trên thị trường hiện nay thì việc tăng thuế nhập khẩu PP lên mức 3% đã tạo ra rất nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu cho DN. Tính toán sơ bộ của VPA cho thấy, với giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3% thì chi phí phát sinh do tăng giá nhập khẩu mà DN nhựa nhập khẩu phải trả cho DN xuất khẩu từ các nước trong khu vực FTA dự kiến giai đoạn 2015-2017 sẽ là 1.870 tỷ đồng. Khoản tiền này, tất nhiên nhà nước sẽ không thu được mà DN xuất khẩu ở các nước trong khu vực FTA sẽ được hưởng lợi hoàn toàn.

Với các sản phẩm nhựa xuất khẩu, theo đánh giá của VPA, dù 9 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 1,5%, đạt 1 tỷ 531 triệu USD nhưng do ảnh hưởng từ sự giảm giá sâu của đồng Euro đã khiến hàng hóa khu vực này xuống thấp, chi phí nguyên liệu theo đó giảm.Từ đó, DN ngành nhựa châu Âu tung ra thị trường sản phẩm có giá cạnh tranh, dẫn đến đơn hàng xuất khẩu của VN bị giảm đáng kể.

Ở một khía cạnh khác, trong báo cáo triển vọng 2016, Cty Chứng khoán BSC đã đưa ra dự báo rằng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu túi nilon trong năm 2016 giảm do nhiều nước EU đã thông qua quy định về hạn chế sử dụng túi nhựa và xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm bao bì tự phân hủy. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm túi nhựa VN.

Nói như chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh, nếu trong trường hợp lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng nhựa PP là hiện thực, thì ngành này sẽ phải cùng một lúc chịu tác động kép và bức tranh sụt giảm về kim nghạch xuất khẩu trong những năm tiếp theo là điều khó tránh khỏi.

DN ngoại hưởng lợi

Được biết, dự kiến tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP từ 0% lên 3% đã được Bộ Tài chính đưa ra vào ngày 10/5/2013. Theo Bộ Tài chính, mục tiêu của việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hóa dầu (PP, Benzen, Para-xylen) từ 0% lên 3% là bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước đối với các mặt hàng trong nước đã có đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, trước áp lực gặp khó của hàng loạt DN sản xuất nội địa đã buộc Bộ Tài chính giãn lộ trình này.

Còn theo nhìn nhận của một chuyên gia thị trường, việc tăng thuế nhập khẩu ưu đãi của VN, vô tình mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hạt nhựa PP ở các nước trong khu vực như: ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc. Còn các DN VN nhập khẩu hạt nhựa lại bị tăng chi phí đầu vào do giá nhập khẩu tăng tương ứng thuế nhập khẩu. Vị này cho biết, khi vừa hay tin thuế nhập khẩu PP của VN sẽ tăng mức 3% vào đầu năm 2017, lập tức các Cty thương mại từ các nước trong khối ASEAN đã “đánh tiếng” sẽ tăng giá bán tương ứng với mức thuế sẽ điều chỉnh, dù thuế suất nhập khẩu từ các nước này chỉ là 0%.

Ở góc độ người trong cuộc, ông Trịnh Thế Cường – TGĐ Cty Đại Đồng Tiến cho rằng, điều quan trọng, trong khi DN trong nước vẫn còn phải loay hoay tính bài toán chi phí đầu vào, để giữ được thị phần khi thuế tăng, thì DN nhựa các nước đang mang sản phẩm hoàn chỉnh sang cạnh tranh ngay tại VN mà không gặp một chút khó khăn nào.

Mr.Tuấn:0918.414.489
Mr.Thái:0918.404.489
Ms.Thư:0918.714.489
Ms.Giàu:0911.641.685