Chi tiết bài viết
Gạch thông gió tuy là một vật liệu phổ biến đã lâu nhưng giờ đây lại ít người còn nhớ đến nó. Nhiều người chỉ nhận ra khi nói về không gian gốc bếp, cửa sổ có những ô gạch thoáng nho nhỏ. Đây là một đặc điểm đặc trưng của một nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Với sự phát triển công nghệ, nhiều giải pháp thông gió cho công trình ra đời, điều này làm cho gạch thông gió ở đô thị gần như biến mất. Nhưng với sự hoài niệm về một thời của những con người hoài cổ, gạch thông gió dần lấy lại vị thế ban đầu của mình. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với mọi người về lịch sử ra đời gạch thông gió, công dụng và tính năng cũng như nhiều vấn đề liên quan khác.
1/Gạch thông gió là gì? Quá trình ra đời của gạch thông gió.
Gạch thông gió là gì?
Gạch thông gió hay gạch bông gió là những viên gạch hình vuông có những hoa văn, họa tiết trang trí dạng rỗng giúp lấy sáng, lấy gió, trang trí.
Đây là loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc lâu đời và được nhiều người ưa chuộng vì vẻ đẹp đơn giản cũng như nhiều tác dụng mà chúng mang lại.
Ngày xưa, loại gạch bông gió được sản xuất thô sơ thủ công bằng tay. Nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ công nghệ ép thủy lực hiện đại làm cho chất lượng và tính thẩm mỹ của gạch cao hơn.
Nguồn gốc lịch sử gạch thông gió
Nói về nguồn gốc thì chúng ta hãy quay về những năm 1850 tại vùng Vivier tại miền Đông Nam nước Pháp. Vùng đất của những nhà máy xi măng đầu tiên của thế giới, đây cũng là nơi sinh ra gạch thông gió bê tông ngày nay.
Ngày đó, những viên gạch bông gió làm hoàn toàn thủ công bằng tay với sự giúp đỡ của máy ép chạy bằng hơi nước. Mẫu mã, thiết kế hoa văn thời đấy được đánh giá cực kỳ tốt.
Nhờ tính thẩm mỹ cao và chất lượng qua bàn tay của người Pháp> Dòng sản phẩm gạch thông gió đã lan rộng và phổ biến đến Châu Âu, thậm chí cả Châu Mỹ La-tinh. Họa tiết trên gạch cũng thay đổi theo văn hóa bản địa.
Vào những năm cuối thế kỷ 19, gạch thông gió đã theo chân người Pháp đặt chân đến Việt Nam. Lúc này, trong rất nhiều công trình do người Pháp xây dựng, ngoài phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng ta vẫn thường thấy. Đâu đó vẫn xuất hiện những mảng gạch thông gió xi măng bắt mắt.
2/ CÔNG DỤNG CỦA GẠCH THÔNG GIÓ
Có thể đa phần mọi người đều hiểu tác dụng của nó khi nghe tên. Nhưng không những thế, nó còn nhiều ứng dụng khác.
Thông gió
Một ví dụ đơn giản về lấy gió tự nhiên bằng áp lực gió — wind force
Ngày nay, với lối thiết kế hiện đại, phần lớn nhà đều tập trung các thành phố lớn xây theo kiểu nhà lô phố. Việc thông gió sao cho hiệu quả là một câu hỏi đau đầu cho các kỹ sư.
Có 2 cách thông gió được ứng dụng trong xây dựng: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Với thông gió tự nhiên thì ta tận dụng các khoản không gian mở để đón gió trời. Còn thông gió cưỡng bức thì phải dùng các thiết bị điện: quạt, máy lạnh để điều hòa luồng khí lưu thông.
Thế nhưng, thông gió cưỡng bức sẽ là làm bạn tăng thêm chi phí sinh hoạt, thường nó sẽ là một giải phải bất đắc dĩ khi thiếu thông gian mở. Đây là giải pháp tốn kém và không bền vững.
Gạch thông gió là một giải pháp tiết kiệm giúp bạn đón nhận luồng gió tự nhiên. Với nguyên lý cơ bản là thông gió bằng áp lực gió (wind force) hay còn gọi là gió xuyên phòng.
Nguyên lý thiết kế của nó là cửa lấy gió và cửa thoát gió nằm ở hai mặt nhà đối diện nhau. Cửa lấy gió tốt nhất nên ở hướng gió mát chủ đạo (Đông Nam). Và gạch thông gió khi đó có thể thi công thành một mảng mặt tiền lớn ở cửa này để đón gió hiệu quả.
Lấy sáng
Cách thiết kế họa tiết rỗng giúp cho việc lấy ánh sáng dễ dàng, vừa làm nổi bật không gian sống của bạn.
Chưa kể, gạch thông gió còn có một ưu điểm là hạn chế ánh sáng trực tiếp vào không gian nội thất so với kính thông thường. Ngoài ánh sáng xuyên qua các khoảng rỗng, không gian của bạn còn nhận được ánh sáng tán xạ. Điều này giúp bạn nhận đủ ánh sáng mà không cần thêm thiết bị chiếu sáng như đèn.
Với việc tận dụng ánh sáng tự nhiên giúp bạn không cảm thấy gắt và khó chịu bởi tia nắng trực tiếp.
Chắn nắng
Với những căn hộ, nhà lô không may mắn có được mặt tiền hướng về hướng gió tốt chủ đạo là Đông Nam, thay vào đó lại là phía Tây thì việc bị chiếu sáng gay gắt vào những buổi chiều mùa hè là nỗi ác mộng.
Trường hợp này ta thường thấy mọi người dùng lam chống nặng hoặc treo rèm. Tuy chúng có ưu điểm nhưng lại không thể lấy đủ ánh sáng vào ngôi nhà của bạn.
Giải pháp hiệu quả và vượt trội hơn cả là sử dụng gạch thông gió. Ngoài ưu điểm là cảng bớt nắng, giảm bức xạ trực tiếp. Thì cả không gian lẫu hình thức đều có nét đẹp riêng. Chưa kể, không gian của bạn sẽ được trang trí thêm với bóng đổ của gạch bông gió. Nó làm cho mặt tiền của bạn nhìn thanh thoát và dễ chịu hơn so với dùng lam chắn nắng hay rèm.
.
Gạch thông gió dùng để trang trí
Gạch thông gió không chỉ sử dụng công năng chính của nó là không gió. Mà nó còn ứng dụng trang trí làm đẹp: ban công, vách ngăn nội thất….Tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của người Kiến trúc sư hoặc chính chủ nhân ngôi nhà.
3/ỨNG DỤNG CỦA GẠCH THÔNG GIÓ
Gạch thông gió hiện nay với phương pháp sản xuất hiện đại và đa dạng các thiết kế nên ứng dụng của chúng cũng đa dạng hơn. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến của gạch thông gió.
Trang trí mặt tiền
Với sự sáng tạo trong thiết kế, những chiếc gạch bông gió trở nên cuốn hút hơn. Nhiều mẫu kết hợp với nhau làm cho mặt tiền nhà không còn đơn điệu. Không chỉ những ngôi nhà có hướng Tây. Giờ đây kể cả những ngôi nhà có hướng gió đẹp đều có thể dùng trang trí mặt tiền, vừa đón gió tự nhiên.
Hàng rào
Dân yêu sự hoài cổ kết hợp phong cách hiện đại, ắt hẳn sẽ luôn muốn cho mình một khuôn viên hàng rào với gạch thông gió. Sự phá cách làm cho ngôi nhà trở nên sống động gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn.
Vách ngăn trang trí
Trước đây, vách ngăn trang trí được dùng bẵng gỗ CNC hoặc sắt CNC. Nhưng trong những năm gần đây, vách ngăn bằng gạch bông gió ngày càng trở nên phổ biến. Bởi một điều, nó dễ xây cùng với vẻ đẹp hoài cỗ không lẫn vào đâu được.
Lan can, ban công
Lan can ban công cũng là một chức năng trong ngôi nhà có thể sử dụng gạch thông gió. Với độ dày 6,5cm và có rãnh cốt thép, gạch thông gió có thể đảm nhận được vai trò này.
Gạch thông gió chắn mưa, lấy sáng
Với mẫu gạch thông gió chống hắt mưa kiểu cổ điển — hay còn gọi là gạch bánh ú — chúng ta hay sử dụng ở những mảng tường không phải là mặt tiền chính.
Chủ yếu với mẫu gạch này, chúng ta hay sử dụng trong các mặt tường đằng sau khối nhà ống hoặc tại các khoảng không gian giếng trời.
Những dòng gạch trước đây nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao, cùng khả năng lấy sáng hạn chế. Qua tìm hiểu thực tế, Khôi Nguyên JSC đã cho ra những mẫu khuôn gạch bông gió khắc phục được các nhược điểm trên.
4/KÍCH THƯỚC GẠCH THÔNG GIÓ
Tại Khôi Nguyên chúng tôi tạo ra nhiều mẫu khuôn gạch bông gió theo yêu cầu của các chủ dự án đầu tư. Từ loại phổ biến đến loại thiết kế riêng cho từng hạn mục.
Bạn có thể xem thêm nhiều mẫu khuôn gạch thông gió tại đường link này:
https://khoinguyenjsc.vn/gach-thong-gio.html